Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

MI (1918-1929)

I. TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là các cường quốc châu Âu gập rất nhiều khó khăn về mọi mặt đối nội kể cả đối ngoại. Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ra đời, chọc thủng khâu yếu nhất trong dây chuyền chủ nghĩa đế quốc. Sự kiện này đã tác động đến tình hình thế giới, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới, phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản, các cuộc cách mạng dân chủ tư sản, cách mạng vô sản ở chính quốc, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa,…. phát triển mạnh mẽ, điều này đã làm rung chuyển chế độ tư bản, đe dọa đến sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Vấn đề đặc ra đối với giới cầm quyền các nước tư bản là phải tiêu diệt nước Nga Xô Viết để duy trì duy trì sự thống trị của chũ nghĩa tư bản. Tìm mọi cách đàn áp phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản trong nước và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Tương quan lực lượng, sức mạnh quân sự giữa các nước cũng đã có sự thay đổi, các nước thắng trận, bại trận đều suy sụp, tan rã và suy yếu nghiêm trọng. Riêng Mĩ đã trở thành chủ nợ của các nước châu Âu, có tiếng nói quan trọng trong hội nghị Vécxai. Sau chiến tranh, hàng loạt các hòa ước được kí kết, gọi chung là hệ thống hòa ước Vécxai, những hòa ước mà các nước thắng trận buộc các nước bại trận kí kết đều mang tính chất nô dịch. Hệ thống hòa ước Vécxai là văn bản chính thức đầu tiên sau chiến tranh thế giới thứ nhất xác định việc phân chia thế giới và tổ chức lại trật tự thế giới giữa bọn đế quốc thắng trận với nhau, đây là kết quả của quá trình vừa thỏa hiệp, vừa xâu xé lẫn nhau giữa các nước thắng trận lẫn các nước bại trận, không đảm bảo được hòa bình cho thế giới, trái lại càng làm cho mẫu thuẫn giữa các nước chủ nghĩa đế quốc càng thêm gay gắt. Hệ thống hòa ước Vécxai, chưa xóa bỏ được nguyên nhân cơ bản, sâu xa làm nổ ra chiến tranh thế giới, vì sự tồn tại của những nguyên nhân này sẽ là nới để bùng nổ ra một chiến tranh thế giới mới tiếp theo. Hệ thống hòa ước Vécxai được kí kết nhưng các nước đều không thỏa mãn, đế quốc Mĩ lợi dụng cơ hội đã ra sức cũng cố quyền lực của mình trên toàn thế giới. Hội nghị Oasinhtơn diễn ra, hội nghị này hoàn toàn có lợi cho Mĩ. Thông qua hội nghị, Mĩ nắm được thị trường Viễn Đông và Trung Quốc, nâng cao địa vị hải quân của mình trở thành số 1 của thế giới. Các khuôn khổ trong hệ thống hiệp ước Oasinhtơn đều do Mĩ chi phối. Châu Âu vốn từ lâu được coi là trung tâm của chủ nghĩa tư bản đã bị lâm vào tình thế bất lợi trước so sánh tương quan lực lượng mới sau chiến tranh, hầu hết các nước tư bản châu Âu giờ đây đã trở thành con nợ của Mĩ Trong suốt khoản thời gian hơn 20 năm, từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến chiến tranh thế giới thứ hai, các nước chủ nghĩa tư bản trải qua những giai đoạn với nhiều biến cố phức tạp, khi thì khủng hoảng, khi thì ổn định,…Nhìn chung, trong 10 năm đầu, các nước tư bản rơi vào khủng hoảng, từng bước khắc phục, rồi ổn định. Giai đoạn sau, các nước tư bản tìm mọi cách để thoát khỏi khủng hoảng và chính điều đó đã dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội khiến cho chủ nghĩa tư bản lâm vào tình trạng bất ổn. II. NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI ĐỂ MĨ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT Mĩ là đất nước không bị chiến tranh tàn phá, do chiến trường chính của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra chủ yếu ở châu Âu, lại thu được nhiều lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí trong chiến tranh. Mĩ tìm cách tận dụng lợi thế để vươn lên thực hiện tham vọng của mình, hầu hết các nước tư bản lúc bấy giờ đều trở thành con nợ của Mĩ. Bên cạnh đó Mĩ cũng đã trở thành trọng tài trong các cuộc đàm phán, dẫn đến hòa ước Vécxai. Mĩ là nước tham gia chiến tranh thế giới muộn hơn các nước khác (tháng 4.1917), nhưng lại đóng một vai trò quan trọng trong chiến thắng của đồng minh với phe Hiệp Ước. Khác với các nước tư bản châu Âu khác, nền kinh tế Mĩ phát triển rất cao ngay cả trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và sau chiến tranh thì nền kinh tế Mĩ đã nhanh chóng phát triển một cách mạnh mẽ. Trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới tư bản chủ nghĩa chuyển từ châu Âu sang Mĩ. Từ một con nợ của châu Âu trước chiến tranh, Mĩ dần dần tìm cách phát triển kinh tế trong quá trình chiến tranh và sau khi chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của các nước tư bản ở châu Âu (châu Âu nợ Mĩ hơn 10 tỉ USD. Mĩ tập trung trong tay 40% lượng dự trữ vàng của cả thế giới (hơn 1/3 lượng dự trữ vàng của toàn thế giới). Đảng Cộng Hòa được coi là Đảng của sự phồn vinh, Đảng này đã khẳng định vững chắc địa vị cầm quyền của mình mãi cho đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, họ mới tỏ ra bất lực. Hội nghị Oasinhtơn hoàn toàn có lợi cho Mĩ, Nhật phải từ bỏ một phần ưu thế khá lớn đã giành được trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất ở Trung Quốc, Anh phải nhượng bộ cho Mĩ, nhận quyền bình đẳng về hải quân, hủy bỏ liên minh Anh – Nhật. Mĩ đã nắm được thị trường Viễn Đông và Trung Quốc, nâng cao địa vị hải quân của mình lên hàng đầu thế giới. Mĩ giữ vai trò lãnh đạo hội nghị Oasinhtơn là kết quả của sự thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho Mĩ trong chiến tranh thế giới thứ nhất, với hệ thống hòa ước Oasinh tơn, Mĩ đã nắm trong tay những quyền lợi của mình. III. TÌNH HÌNH NƯỚC MĨ GIAI ĐOẠN 1918-1921 1. Kinh Tế Sau chiến tranh, với những điều kiện thuận lợi mà nước Mĩ đã nắm bắt được trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với đó là nhu cầu về hàng hóa của châu Âu sau chiến tranh cũng đã góp phần làm cho nền kinh tế Mĩ đã phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, các ngành công nghiệp ở Mĩ rất phát triển, hàng xuất khẩu của Mĩ sang các nước châu Âu đã lên đến xấp xỉ 8 tỉ USD vào năm 1919. Tình hình nước Mĩ phát triển nhanh chóng như thế cũng đã góp phần là cho Mĩ trở thành trung tâm tài chính thương mại của thế giới vào năm 1919, cùng với việc Mĩ đã đầu tư ra bên ngoài với tổng số vốn lên đến 6.4 tỉ USD. Tuy nhiên vào những năm 1920, những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế ở Mĩ cũng đã bị hạn chế, do nhu cầu của người mua, sức mua trong nước bị giảm xuống và ngay cả thị trường của Mĩ ở châu Âu thị sức mua cũng đã bị giảm đi, một thị trường lớn của Mĩ cũng đã giảm xuống nhanh chóng,… điều đó đã dẫn đến việc hàng hóa ở Mĩ bị dư thừa và cuộc khủng hoảng thừa đã diễn ra ở Mĩ. Kết quả của cuộc khủng hoảng này hết sức nặng nề đối với nền kinh tế Mĩ. Tháng 3 năm 1921 sản lượng công nghiệp ở Mĩ giảm tới 1/3 sản lượng trước khủng hoảng, số lượng các xí nghiệp phá sản ngày càng tăng, điều đó đã dẫn đến việc những người công nhân phải mất việc làm, số lượng người thất nghiệp tăng nhanh chóng, đời sống của công nhân lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, cơ cực,.... Và cuối cùng là phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động là không thể nào tránh khỏi đối với nước Mĩ trong tình hình lúc bấy giờ. Có thể nói đến cuộc khủng hoảng ở Mĩ đã bắt đầu vào cuối tháng 6 năm 1920, mặc dù không bị khủng hoảng như các nước tư bản khác vào những năm 1918-1921, tháng 4 năm 1921, sản xuất công nghiệp ở Mĩ đã giảm 29%, có 5.75 triệu người thất ngiệp, có đến hơn 2000 vụ phá sản, bên cạnh đó, giá nông sản bị hạ giá quá nhanh cũng đã làm cho 1/10 dân trại bị phá sản. Nền kinh tế nước Mĩ tuy không bị khủng hoảng sớm như các nước tư bản khác trong những năm 1918 – 1921, nhưng lại bắt đầu lâm vào tình trạng khủng hoảng (khủng hoảng thừa) này từ tháng 6 năm 1920. Tính đến tháng 4 năm 1920, sản xuất công nghiệp giảm 29%, có 4,75 triệu người thất nghiệp và có hơn 2000 vụ phá sản, 1/10 dân trại bị phá sản, do giá nông sản hạ quá nhanh. Năm 1921, Hácđinh người của Đảng Cộng hòa lên làm tổng thống, nền kinh tế Mĩ bước đầu thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng và đi vào ổn định, có thể nói là sớm hơn các nước khác 2. Chính Trị Với cuộc khủng hoảng thừa ở Mĩ, ngay từ những năm 1919, ở Mĩ đã có hơn 4 triệu công nhân tiến hành bãi công, cuộc đấu tranh diễn ra gay gắt, nhất là trong các ngành công nghiệp than, luyện thép, ngành giao thông vận tải đường sắt,… Điển hình là cuộc bãi công diễn ra vào tháng 9 năm 1919, 35 vạn công nhân luyện thép đã tiến hành bãi công, cuộc bãi công đã kéo dài đến 4 tháng. Những cuộc đấu tranh này đều thất bại, nhưng nó cũng đã nói lên được phần nào tình hình xã hội Mĩ lúc bấy giờ, các cuộc đấu tranh cũng đã phần nào ngăn chặn được việc lương của công nhân bị tiếp tục giảm xuống. Cuối tháng 8, đầu tháng 9 năm 1919, đứng trước phong trào đấu tranh của công nhân Mĩ đang lên cao, những người xã hội cánh tả ở Mĩ do Giôn Rit và A. Vaghensơnếch đứng đầu đã tiến hành thành lập Đảng Cộng sản công nhân Mĩ. Đồng thời cũng vào lúc đó, một nhóm người xã hội cánh tả khác ở Mĩ cũng đã ngay lập tức thành lập Đảng cộng sản Mĩ do Rutenbéc đứng đầu. Hai Đảng này đều tham gia vào Quốc Tế Cộng Sản, đến tháng 5 năm 1921 hai Đảng này thống nhất lại thành Đảng Cộng Sản Mĩ. Sau khi Đảng Cộng Sản Mĩ thành lập, Đảng cũng đã tích cực lãnh đạo phong trào công nhân bãi công, tiến hành thành lập các tổ chức công đoàn. Số lượng bãi công là 1.4 triệu công nhân bãi công vào năm 1920, sang năm 1921, số lượng công nhân bãi công có đến 1.1 triệu người, đến năm 1922, số lượng công nhân lúc bấy giờ đã tăng lên đến 1.6 triệu người. Cùng với việc Mĩ tham dự vào vũ đài châu Âu, Mĩ trở thành trọng tài trong các cuộc đàm phán quốc tế, hầu như Mĩ đã làm chủ hoàn toàn các cuộc đàm phán này, hòa ước Vécxai diễn ra, rồi lại không công nhận, Mĩ đã giải quyết quyền lợi của mình không phải trong “khuôn khổ” của hệ thống hòa ước Vécxai mà bằng cách lập thêm một “khuôn khổ” mới do Mĩ chi phối đó là hệ thống hiệp ước Oasinhtơn. Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn đã đánh dâu mưu đồ vương lên bá quyền của chính quyền Mĩ lúc bấy giờ. Mặc khác dưới thời tổng thống Uynxơn, Mĩ đã tăng cường bóc lột công nhân và dân trại, khuyến khích công nghiệp chiến tranh phát triển để tiến hành chạy đua vũ trang, không lo phát triển kinh tế, thực hiện chính sách “ biệt lập chủ nghĩa”, cùng với đó chính quyền Mĩ lại tiến hành chính sách phân biệt chủng tộc, những vụ tàn sát người da đen diễn ra ở Omaha, Elaine và nhất là ở Chicago cũng đã nói lên được điều đó. Để ngăn cảng những người da đen tham gia vào các nghiệp đoàn, chính quyền Mĩ đa thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc của mình với hành động hết sức tàn nhẫn, với hành động này, chính quyền Mĩ đã giết chết 38 người, bị thương 520 người trong cuộc tàn sát người da đen vào ngày 27 tháng 7 năm 1919 tại Chicago. Mở ra các phiên tòa tiến hành xét xử những người cộng sản. 3. Đối Ngoại Ngày 08 tháng 01 năm 1918, tổng thống Mĩ là Uynxơn đã đưa ra kế hoạch 14 điểm. Với nội dung chủ yếu trong kế họach này là quyền tự quyết cho các dân tộc, các nước tham gia chiến tranh phải giải trừ quân bị, thành lập một tổ chức quốc tế có khả năng giải quyết các xung đột giữa các nước trên thế giới bằng con đường ngoại giao hòa bình. Kế hoạch còn đặc ra những điều kiện tiên quyết đối với Đức để bắt đầu cuộc đàm phán, đối với các dân tộc bị Áo - Hung và Thổ Nhĩ Kì thống trị đều có quyền tự quyết định nếu họ có ý định tách ra thành một quốc gia riêng biệt, độc lập. Cùng với đó, tổng thống Mĩ là Uynxơn còn sang Pháp vào tháng 01 năm 1919 để dự hội nghị Pari. IV. TÌNH HÌNH NƯỚC MĨ GIAI ĐOẠN 1922-1929 1. Kinh tế Từ năm 1925 đến năm 18928, Mĩ đã chi 10 tỉ USD để xây dựng nhà máy, công xưởng mới, cùng với việc đầu tư trang thiết bị và kĩ thuật mới. Phương pháp sản xuất dần hợp lý hóa sản xuất tư bản chủ nghĩa được tiến hành mạnh mẽ bằng cách áp dụng các biện pháp như phương pháp Taylor, phương pháp Ford đã là cho năng xuất lao động tăng lên nhanh chóng. Tại nhà máy sản xuất ôtô của hãng A.O.Smith và K, quy trình sản xuất Ôtô về căn bản đã được tự động hóa. Henry Ford đã làm một cuộc cách mạng thật sự khi tung ra thị trường mẫu xe T nổi tiếng mà giá thành lại hợp lý, lương công nhân tăng, giờ làm của công nhân được giảm xuống. Với việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất thì, tính đến năm 1928, sản lượng của 78 công nhân làm ra đã bằng với sản lượng mà 100 công nhân làm ra vào năm 1920. Việc cải tiến kĩ thuật và phương pháp sản xuất, đã làm cho nền kinh tế Mĩ vốn đã có nhiều lợi thế hơn các nước tư bản khác đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ. Đây chính là thời kì hoàng kim của Mĩ. Từ năm 1923 đến năm 1929 sản lượng công nghiệp ở Mĩ đa tăng 69%. Năm 1929, sản lượng công nghiệp ở Mĩ đã vượt qua sản lượng công nghiệp của toàn châu Âu, chiến đến ½ sản lượng công nghiệp của toàn thế giới. Sản lượng công nghiệp Mĩ đã vượt quá 9% so với tổng sản lượng của 5 cường quốc Đức, Pháp, Anh, Nhật và Italia cộng lại. Mĩ sản xuất 57% máy móc, 49% gang, 51.5% thép và 70% dầu hỏa của toàn thế giới. Về tài chính, Mĩ nắm 60% dự trữ vàng của toàn thế giới, với mức độ tập trung cao trong công nghiệp, nguồn vốn lớn nên Mĩ đã tăng cường đầu tư ra bên ngoài. Số tư bản xuất khẩu của Mĩ ra nước ngoài là 6 tỉ 456 triệu đô la vào năm 1919, đã nhanh chóng tăng lên 14 tỉ 416 triệu đô la vào năm 1929. Nhiều ngành công nghiệp ở Mĩ phát triển hết sức mạnh mẽ, một số ngành có sức cạnh tranh rất cao như chế tạo ôtô, chế tạo máy bay, kĩ thuật điện tử, hóa chất, công nghiệp rađiô, điện ảnh,… Sự phồn vinh lần này đã đạt tới mức chưa từng có trong lịch sử kinh tế của đất nước Mĩ. Mức tăng trưởng cao và sự thịnh vượng của nền kinh tế Mĩ tưởng chừng như chẳng bao giờ chấm dứt, đây được xem là một công lao to lớn của Đảng Cộng hòa mà người ta đã nghĩ trong thời kì lúc đó của Mĩ 2. Chính trị Hácđinh thành lập cục ngân sách, chấm dứt tình trạng rối ren trong hạ viện, chính phủ Mĩ đưa ra chủ trương cấm rượu, hạn chế nhập cư đối với người châu Á, châu Phi. Chính những chính sách cấm rượu đó đã dẫn đến hiện tượng giá rượu tăng cao, nạn bán rượu lậu xuất hiện tràn lan, bán rượu trở thành một nghề mau làm giàu. Hácđinh chủ trương đưa Mĩ trở lại chủ nghĩa cô lập truyền thống, không muốn tham gia hội quốc liên, để khỏi bị ràng buộc. Trong tháng 1 năm 1926, 16.000 công nhân dệt ở bang Niu Giơxi, 12.000 công nhân ngành thuộc da ở Niu Yóoc tiến hành bãi công. Ngày 1 tháng 4 năm 1927, có 17.5 vạn công nhân mỏ bãi công kéo dài 18 tháng để chống lại việc giới chủ giảm lương 20 đến 30%. Về chính trị, trãi qua các đời tổng thống C. Culítgiơ, H. Huvơ đã có nhiều biện pháp vừa đàn áp, vừa soa diệu phản ứng của công nhân. Một mặt ra đạo luật cấm bãi công, lại có đạo luật chống tham ô, hối lộ. Với công nhân thì giảm thuế, tăng lương, với dân trại thì lập cục nông nghiệp liên bang để giữ giá nông phẩm, tổ chức sử dụng sông Mítxixipi để phục vụ cho nghề nông. Chính nhờ có nền kinh tế tài chính phát triển vượt bật trong những năm 20 của thế kỉ XX mà Mĩ đã có điều kiện để bành trướng thế lực ra bên ngoài, tiến hành thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. Mĩ tiến hành đưa quân vào Nicaragoa vào tháng 12 năm 1926. Thông qua các kế hoạch Đaoxơ, Yơng viện trở cho Đức. 3. Đối ngoại Tháng 8 năm 1921, Mĩ đã kí hòa ước riêng lẽ với Đức, để bài tỏa sự không hài lòng với hòa ước Vécxai. Mĩ tổ chức hội nghị Oasinhtơn (tháng 11.1921) thông qua hội nghị này Mĩ đã thu lại được nhiều lợi ích. Cùng với hiệp ước tứ cường (ngày 13.12.1921) Mĩ cũng đã thủ tiêu được liên minh Anh – Nhật đã muốn khống chế Thái Bình Dương và chĩa mũi nhọn vào Mĩ. Đồng thời Mĩ cũng đóng vai trò chủ đạo trong nhóm bốn cường quốc Thái Bình Dương, trong hiệp ước Tứ cường về hạn chế lực lượng hải quân diễn ra vào ngày 6.2.1922, Mĩ đã giành được quyền bình đẳng với Anh về lực lượng hải quân, quyền bá chủ của Anh trên mặt biển trước đây đã bị phá vỡ. Như vậy với hội nghị Oasinhtơn, Mĩ đã xác lập vị trí số 1 và quyền lợi của mình không còn trong khuôn khổ của châu Âu mà cả ở ngoài châu Âu, mà trước hết là ở Viễn Đông bằng một hệ thống mới do Mĩ chi phối. Cùng với những lợi ích mà hội nghị Oasinhtơn đã mang lại, Mĩ đã có những điều kiện thuân lợi nhất định để đưa đất nước vươn lên tầm cao mới và đã khẳng định vị trí vượt trội về lực lượng hải quân của Mĩ trên Thái Bình Dương. Năm 1922, tại hội nghị Giơnevơ, Mĩ đã khẳng định vị trí vượt trội của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác trên trường quốc tế. Đồng đô la được công nhận là đồng tiền quốc tế. Quy chế đó cũng đã khẳng định vị trí của Mĩ và từ đó Mĩ đã hưởng các lợi thế to lớn trên tất cả các mặt. Theo tính toán của Mĩ, đến năm 1925, số nợ của các nước châu Âu (tính cả lãi) là 20 tỉ USD, trong đó quốc gia nợ Mĩ nhiều nhất là Đức. những điều kiện đó, Mĩ đã bước vào một thời kì công nghiệp hóa phát triển cao và tập trung tư bản mạnh mẽ. Trong những năm 1925 – 1928 ở Mĩ đã có đến 5.400 xí nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, một số bị biến mất, một số bị hợp nhất. Những nguyên nhân để nền kinh tế phát triển là do: trong cuộc chiến tranh thế giới, Mĩ không phải là chiến trường chính, nên không bị chiến tranh tàn phá, Mĩ lại thu được một nguồn lợi nhuận khổng lồ từ việc buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh cho các nước đế quốc tham chiến. Sau chiến tranh, Mĩ đã là chủ nợ của các nước đế quốc, và đã thu lại được rất nhiều lợi ích từ các nước này. Mĩ có điều kiện để bước vào một thời kì công nghiệp hóa phát triển cao. Cùng với đó, Mĩ đã áp dụng những tiến bộ của khoa học, kĩ thuật vào sản xuất, nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú, đã làm cho năng xuất lao động không ngừng tăng lên. Tuy nhiên trong nền kinh tế Mĩ vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề chưa được khắc phục và chính nó chính là mầm móng cho cuộc khủng hoảng sau này. Hàng loạt các ngành công nghiệp có lợi nhuận thấp bị phá sản, số lượng công nhân thất nghiệp tăng lên. Nền nông nghiệp chậm phát triển, giá cả nông sản lại thấp dẫn đến đời sống nông dân gập rất nhiều khó khăn. Trong những năm 20 có đến 4.5 triệu người rời bỏ nông thôn, ra thành thị để tìm kiếm việc làm. Công nhân Mĩ tổ chức đấu tranh để đòi tăng lương, giảm giờ làm. Đảng 3K hoạt động trở lại, tiến hành tổ chức khủng bố, Đảng 3K là tổ chức Klu Klux Klan do U. Saimơn thành lập năm 1911 đây là tổ chức khủng bố mang nặng tính phân biệt chủng tộc chống lại người da đen và da màu, đây là tổ chức có thế lực rất lớn ở nhiều bang của nước Mĩ. Những điều đó chính là nguyên nhân tìm ẩn trong nền kinh tế Mĩ. Khả năng sản xuất của Mĩ đã vượt qua khả năng tiêu thụ của người dân, hiện tượng cung vượt cầu đã dần dần xuất hiện, khi mà số người thất nghiệp ngày một tăng. Một phần quá lớn thu nhập quốc dân nằm trong tay các nhà tư bản lớn, trong khi công nhân và nông dân thì thu nhập khá là ít ỏi, không đủ cho sinh hoạt thường ngày, không có khả năng mua hàng hóa mà do chính họ sản xuất ra. Mặc khác với chính sách của chính phủ Mĩ về thuế và nợ chiến tranh đã làm cho hàng hóa của Mĩ không thể bán ra bên ngoài, cùng với nhu cầu của các nước khác, đặc biệt là châu Âu giảm xuống nhanh chóng, những điều này đã họp lại và làn cho sản lượng công nghiệp ở Mĩ sản xuất ra dư thừa mà không thể bán được, cung đã vượt cầu. Nhiều ngành công nghiệp của Mĩ cũng chỉ sử dụng có 60 đến 80% công suất, nạn thất nghiệp lại xảy ra thường xuyên, thời kì từ năm 1922 đến năm 1927, có những tháng, số lượng công nhân thất nghiệp có đến 3.4 triệu người. Công cuộc hiện đại hóa ở Mĩ theo phương châm “công nghiệp tự do thái quá” đã dẫn đến sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp và nông nghiệp, nền kinh tế không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa cung và cầu. Cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra đối với nước Mĩ và tháng 10 năm 1929 đã nói lên được những hạn chế, những mặt còn tìm ẩn trong nên kinh tế nước Mĩ thời kì phồn vinh. V. CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI, ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG HÒA Trong cuộc tiển cử cuối năm 1920, Đảng Cộng Hòa đã giành được thắng lợi và từ đó trải qua các nhiệm kì tổng thống: Hácđinh (Harding) năm 1921 – 1923 và culítgiơ (Coolidge). Chính quyền của Đảng Cộng Hòa đã thi hành những chính sách thiên hữu nhằm bảo vệ quyền lợi của giới kinh doanh Mĩ ở trong nước và cả trên trường quốc tế. 1. Về đối nội Để duy trì sự thịnh vượng đang lan rộng (ít nhất là tại các đô thị ở nước Mĩ) chính sách của chính phủ trong thế kỉ 20 đặc biệt bảo thủ. Chính sách đó dựa vào niềm tin cho rằng, nếu chính phủ đã làm gì mà có thể khuyến khích, nuôi dưỡng kinh doanh tư nhân thì sự thịnh vượng cuối cùng sẽ bao quát phần còn lại của cư dân. Theo đó, các chính sách của Đảng Cộng Hòa đã dự định tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngành công nghiệp Hoa Kỳ. Đồng thời chính phủ liên bang bắt đầu chương trình cắt giảm thuế. Chính phủ Culítgiơ thi hành chính sách đàn áp những tư tưởng “cấp tiến” (hiểu theo kiểu Mĩ là có tinh thần cách mạng lật đổ). Năm 1927, chính phủ Mĩ đã tổ chức phiên tòa xét xử và tuyên án tử hình hai người công nhân vì công khai bài tỏ tư tưởng tiến bộ đã gây công phẫn cho dư luận nước Mĩ và thế giới. Ngoài ra tổng thống C.Culítgiơ và Huvơ còn đưa ra nhiều biện pháp vừa đàn áp vừa xoa dịu phản ứng của giai cấp công nhân. Một mặt ra đạo luật cấm bãi công, vừa có đạo luật chống tham ô, hối lộ; với công nhân: giảm thuế, tăng lương; với doanh trại: lập cục nông nghiệp liên bang để giữ giá nông phẩm, tổ chức sử dụng Mítxixipi để phục vụ nghề nông. 2. Về đối ngoại Các đạo luật về thuế quan năm 1922 và 1930 đã đẩy các hàng rào quan thuế đến đỉnh cao mới nhằm đảm bảo cho các nhà sản xuất Mĩ một vị thế độc quyền hết lĩnh vực này tới lĩnh vực khác tại thị trường trong nước. Giới cầm quyền Mĩ theo đuổi lập trường chống nước Nga Xô viết, cự tuyệt lời đề nghị của chính phủ cộng hòa liên bang XHCN Xô viết về việc thiết lập quan hệ với Mĩ. Ngày 25-8-1921, Mĩ kí hòa ước riêng rẽ với Đức. Từ ngày 12-11-1921 đến ngày 6-2-1922, Mĩ liên tiếp đứng ra chủ trì việc kí kết các hiệp ước: hiệp ước 4 nước, hiệp ước 9 nước và hiệp ước 5 nước, được gọi chung là “hệ thống hiệp ước Oashinhtơn “. Hệ thống này là một khuôn khổ mới về tổ chức thế giới sau chiến tranh do Mĩ chi phối. Chính quyền culítgiơ thông qua các kế hoạch Đaoxơ (1924) và kế hoạch Yơng (1929) để làm trọng tài trong việc thanh toán tài chính về bồi thường về nợ chiến tranh ở châu Âu, từ đó khống chế các nước châu Âu theo quỹ đạo của Mĩ. Chính quyền Mĩ tiếp tục chính sách thù địch với Liên Xô, tìm cách bành chướng thế lực ra Thái Bình Dương và Viễn Đông, gạt Anh và Nhật Bản ra khỏi thị trường Trung Quốc. Đối với khu vực Mĩ latinh, chính phủ Mĩ vẫn tiếp tục chính sách bành trướng của họ, thậm chí can thiệp quân sự khi cần thiết, Mĩ vẫn chiếm đóng kênh đào Panama, Nicagaroa, Haiti….Trong hội nghị Liên Mĩ (năm 1928) tại La Habana, để làm yên lòng các nước Mĩ latinh, Bộ Ngoại giao Mĩ ra sức giải thích rằng học thuyết Mơnrô – “châu Mĩ của người châu Mĩ”, không có nghĩa là đặt châu Mĩ dưới sự thống trị của người Hoa Kỳ, mà chỉ nhằm đặt toàn châu mĩ ra ngoài tầm tham vọng của châu Âu. VI. KẾT LUẬN Với những điều kiện thuận lợi mà nước Mĩ đã tận dụng được trong chiến tranh, Mĩ đã nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của cả thế giới, Mĩ từ một con nợ của châu Âu, nhanh chóng trở thành chủ nợ của các nước này. Cũng chính vì thế mà khi hàng hóa Mĩ sản xuất ra hàng loạt đã đưa đến tình trạng cung vượt cầu, hàng hóa dư thừa do thị trường trong nước gập khó khăn, còn thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường châu Âu thì cũng không còn được như trước, sức mua của người dân bị giảm xuống do kinh tế các nước này đang gập khó khăn, người lao động lại phải làm việc nhiều giờ mà lương lại thấp,… Trước tình trạng đó, nền kinh tế Mĩ đã rơi vào tình trạng cung vượt cầu, khủng hoảng diễn ra. Mặc khác tình hình chính trị lại bất ổn, các cuôc đấu tranh của công nhân liên tiếp diễn ra,… Năm 1921, Hácđinh người của Đảng Cộng hòa lên làm tổng thống, với các chính sách đối nội và đối ngoại khôn khéo,…nền kinh tế Mĩ bước đầu thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng và đi vào ổn định. Sauk hi Đảng Cộng Hòa lên nắm chính quyền, nền kinh tế Mĩ đa bước vào một thời kì mới, được gọi là thời kì hoàng kim, một nền kinh tế phát triển cao độ, sự phồn vinh lần này đã đạt đến mức chưa từng có trong lịch sử kinh tế của nước Mĩ, những điều này đã làm cho Mĩ có tham vọng muốn làm bá chủ của thế giới. So với các nước tư bản khác, có thể nói Mĩ đã bỏ lại một khoảng cách khá xa, và chịu sự chi phối của nước Mĩ. Tuy vậy, nền kinh tế Mĩ với bộ mặt bề ngoài rất phồn thịnh vẫn còn tìm ẩn nhiều bất ổn, mà những bất ổn này sẽ là những nguyên nhân tìm ẩn các khó khăn cho nền kinh tế Mĩ, khủng hoảng sẽ diễn ra nếu những nguyên nhân này vẫn tồn tại trong nền kinh tế nước Mĩ lúc bấy giờ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Howard Cincoha, Khái quát lịch sử nước Mĩ, (Nguyễn Chiến dịch), NXB Chính trị Quốc gia, 2000. 2. Nguyễn Nghị - Lê Minh Đức, Lịch sử nước Mĩ, NXB Văn hóa Thông tin, 1994. 3. Lê Văn Quang, Lịch sử quan hệ quốc tế, NXB giáo dục 4. Đỗ Thanh Bình, Lịch sử thế giới hiện đại (quyển 1), NXB đại học sư phạm. 5. Nguyễn Anh Thái, Lịch sử thế giới hiện đại, NXB giáo dục Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét